Thần thoại Triều Tiên
Thần thoại Triều Tiên

Thần thoại Triều Tiên

Thần thoại Triều Tiên gồm các tích truyện đến từ bán đảo Triều Tiên. Dù là trong cùng một dân tộc, các thần thoại có sự khác nhau nhỏ giữa các vùng. Ví dụ như có sự khác biệt giữa thần thoại xuất phát từ bán đảo và từ đảo Cheju.[1]Tín ngưỡng vật linh là một trong những tín ngưỡng cổ xưa nhất của dân tộc Triều Tiên. Niềm tin này bắt nguồn từ tập tục thờ cúng các vật thể, hiện tượng tự nhiên. Vào thời kỳ sơ khai, mọi người không thể nào giải thích được sự hình thành và vận động kỳ vĩ của tự nhiên, họ tin rằng linh hồn có mặt ở khắp nơi trong vũ trụ, mặt trời, Mặt Trăng, các vì sao, núi non, sông ngòi và cả các linh thú, đá và cây cối. Ngoài việc thờ cúng các thế lực của Tạo Hóa, họ nhận thức được rằng các linh hồn có sức mạnh ảnh hưởng trực tiếp lên số phận con người. Vì thế, họ dâng các vật cống nạp và hiến sinh lên các vị thần để xin các vị thần đừng làm hại mình; họ cũng thực hiện rất nhiều nghi lễ để đảm bảo một cuộc sống bình an, vui vẻ. Trong số các hình thức thờ cúng, thờ thần Mặt Trời là nghi lễ quan trọng nhất.[2]Trên nền tín ngưỡng vật linh đó, các tín ngưỡng bản địa Shinkyo đã phát triển khi xã hội có tổ chức ra đời. Tạo hóa không phải là thứ duy nhất được tôn thờ, người ta còn tin vào sự tồn tại của các vị thần cai quản các nơi và sự tồn tại của linh hồn con người.[2]Loại tín ngưỡng mà các pháp sư thực hiện các nghi lễ thờ cúng ông Trời và trừ tà ma được gọi là Shinkyo ở Triều Tiên, còn nhiều học giả gọi là "saman giáo". Các vị pháp sư được kính trọng như thể họ là thần tiên. Vị pháp sư đầu tiên của Triều Tiên là Dankun, ông được gọi là thần Dankun hoặc tiên Dankun.[2]Vào thời kì Tam Quốc gồm có Cao Câu Ly, Bách Tế, và Tân La, các pháp sư chính thức của triều đình bị mất địa vị, trở thành các thầy phù thủy và thầy bói dạo. Cũng khoảng thời gian này, đạo Phật được du nhập (thế kỷ 4, 5). Đạo Phật không được triều đình bảo hộ, nhưng giáo lý của nó không trái ngược hoàn toàn với các tín ngưỡng bản địa Shinkyo, tạo ra một sự hòa nhập giữa hai tôn giáo. Suốt triều đại Cao Ly, tín ngưỡng bản địa Shinkyo vẫn tồn tại dưới ảnh hưởng bao trùm của đạo Phật. Từ giữa triều đại này, nhiều nghi lễ ở các lễ hội tín ngưỡng bản xứ đã pha tạp một số ảnh hưởng từ Phật giáo. Dưới triều đại Triều Tiên, đặc biệt là thời kỳ đầu, tín ngưỡng bản xứ nở rộ. Đó là thời kỳ không có tôn giáo nào chiếm ưu thế, đạo Phật đã thuyết phục được dân chúng, còn Nho giáo với nội dung ít thu hút hơn không được nhân dân chấp nhận. Tuy nhiên, đến giữa triều đại thì Nho Giáo đã hoàn toàn chinh phục được mọi người, biển hiện dễ nhận thấy là việc phá bỏ các đền miếu thờ tự các tôn giáo khác (sokyuk-su).[2]Vào cuối triều đại Triều Tiên, tín ngưỡng bản địa vẫn được gìn giữ do tinh thần dân tộc (daejong-kyo) gia tăng. Theo các cuốn kinh tìm thấy bởi Baek, Bong, lý luận cho tinh thần dân tộc Dajong-kyo được soạn thảo dựa trên sự kết hợp giữa đạo Phật, Nho Giáo và đạo Lão.[2]

Thần thoại Triều Tiên

Hanja 韓國 神話
Romaja quốc ngữ Hangug sinhwa
Hangul 한국 신화
McCune–Reischauer Han'guk sinhwa

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thần thoại Triều Tiên http://www.aaronshep.com/stories/060.html http://www.storiestogrowby.com/stories/white_tiger... http://www.cau.ac.kr/english/research/institutes.h... http://www.clickasia.co.kr/about/0707love.htm http://www.clickasia.co.kr/about/m1.htm http://www.clickasia.co.kr/about/m2.htm http://www.clickasia.co.kr/about/m3.htm http://english.kbs.co.kr/explore/what/1334186_1179... http://www.koreatips.net/english/culture/tale.html http://www.mountain.org/education/resources/korea-...